Với việc nỗ lực cải cách, hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho khách hàng giao dịch và các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong tiến trình chuyển đổi số, Kho bạc Nhà nước đã đặt ra các mục tiêu để trở thành kho bạc số vào năm 2030 và đã đạt được một số kết quả ban đầu.
Khách hàng hài lòng
Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) Trần Quân cho biết, trong tiến trình đi tới kho bạc số vào năm 2030, hệ thống KBNN đã từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.
Theo đó, KBNN đã cung cấp 100% thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% đơn vị sử dụng ngân sách (trừ khối an ninh - quốc phòng) tham gia DVCTT. Hầu hết các khoản thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN được thực hiện trực tuyến, thanh toán qua ngân hàng; một số chức năng tra cứu đã tích hợp qua ứng dụng mobile.
KBNN bước đầu cung cấp cổng trao đổi dữ liệu qua internet với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước và viễn thông để chủ động thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS). Chuẩn kết nối thông tin dữ liệu và tích hợp phần mềm ứng dụng của các đơn vị SDNS vào hệ thống DVCTT của KBNN cũng được KBNN ban hành, giúp liên thông chứng từ, hồ sơ chi NSNN, hạn chế tối đa tình trạng trùng lặp trong nhập liệu. Theo báo cáo từ KBNN, đến nay đã có hơn 20.000 đơn vị SDNS tham gia kết nối với hệ thống của ...
Với việc nỗ lực cải cách, hiện đại hóa các khâu nghiệp vụ, Kho bạc Nhà nước đã mang lại rất nhiều thuận lợi cho khách hàng giao dịch và các đơn vị sử dụng ngân sách. Trong tiến trình chuyển đổi số, Kho bạc Nhà nước đã đặt ra các mục tiêu để trở thành kho bạc số vào năm 2030 và đã đạt được một số kết quả ban đầu.
Khách hàng hài lòng
Tổng giám đốc Kho bạc Nhà nước (KBNN) Trần Quân cho biết, trong tiến trình đi tới kho bạc số vào năm 2030, hệ thống KBNN đã từng bước thực hiện các mục tiêu đề ra trong Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030.
Theo đó, KBNN đã cung cấp 100% thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 4, đạt tỷ lệ 100% đơn vị sử dụng ngân sách (trừ khối an ninh - quốc phòng) tham gia DVCTT. Hầu hết các khoản thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) qua KBNN được thực hiện trực tuyến, thanh toán qua ngân hàng; một số chức năng tra cứu đã tích hợp qua ứng dụng mobile.
KBNN bước đầu cung cấp cổng trao đổi dữ liệu qua internet với các nhà cung cấp dịch vụ điện, nước và viễn thông để chủ động thanh toán cho các đơn vị sử dụng ngân sách (SDNS). Chuẩn kết nối thông tin dữ liệu và tích hợp phần mềm ứng dụng của các đơn vị SDNS vào hệ thống DVCTT của KBNN cũng được KBNN ban hành, giúp liên thông chứng từ, hồ sơ chi NSNN, hạn chế tối đa tình trạng trùng lặp trong nhập liệu. Theo báo cáo từ KBNN, đến nay đã có hơn 20.000 đơn vị SDNS tham gia kết nối với hệ thống của KBNN.
KBNN đã đẩy mạnh phối hợp thu NSNN qua ngân hàng; ban hành tài liệu tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ kết nối và trao đổi thông tin thu NSNN giữa ngân hàng thương mại (NHTM) với KBNN và chuẩn bị các điều kiện về kỹ thuật để kết nối với 15 hệ thống NHTM theo kế hoạch đã đề ra, tiến tới mở rộng phối hợp thu với toàn bộ các hệ thống NHTM trong các năm tiếp theo.
