Năm 2021, KBNN bắt đầu triển khai liên thông dữ liệu một số hệ thống ứng dụng CNTT. Khi triển khai liên thông người dùng của hệ thống KBNN chỉ thực hiện trên hệ thống nguồn (ở đây là hệ thống Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), tất cả các khâu ở hệ thống TABMIS và hệ thống thanh toán với ngân hàng đều được tự động, gồm các khâu được tự động hóa như: Giao diện vào TABMIS, áp thanh toán, giao diện từ TABMIS ra và đi vào hệ thống thanh toán, các bước ở hệ thống thanh toán của thanh toán viên, Kế toán trưởng, lãnh đạo đơn vị KBNN đều tự động trên hệ thống thanh toán. Dữ liệu được chuẩn hóa và liên thông xuyên suốt từ hệ thống DVCTT (phân hệ dành cho đơn vị sử dụng ngân sách) sang hệ thống DVCTT (phân hệ dành cho người dùng của hệ thống kho bạc) và liên thông dữ liệu qua hệ thống TABMIS, hệ thống thanh toán với ngân hàng. Ở mỗi khâu liên thông, nếu có bất kỳ lỗi gì thì sẽ tự động được quay lại bước trước đó, để đảm bảo tính toàn vẹn về dữ liệu và toàn vẹn về quy trình thực hiện.
Triển khai liên thông dữ liệu năm 2021 đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhân như:
1. Giảm được một khối lượng công việc do không phải thao tác trên 2 hệ thống TABMIS và thanh toán với hệ thống ngân hàng;
2. Giảm khối lượng công việc do không phải trình chứng từ và hồ sơ nhiều vòng từ công chức lên mức kiểm soát lên mức phê duyệt theo từng chương trình ứng dụng nữa mà chỉ trình một lần; do chứng từ được chuẩn hóa liên thông dữ liệu trên 3 ứng dụng nên sẽ ngày càng chuẩn hóa được dữ liệu đầu ...
Năm 2021, KBNN bắt đầu triển khai liên thông dữ liệu một số hệ thống ứng dụng CNTT. Khi triển khai liên thông người dùng của hệ thống KBNN chỉ thực hiện trên hệ thống nguồn (ở đây là hệ thống Dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), tất cả các khâu ở hệ thống TABMIS và hệ thống thanh toán với ngân hàng đều được tự động, gồm các khâu được tự động hóa như: Giao diện vào TABMIS, áp thanh toán, giao diện từ TABMIS ra và đi vào hệ thống thanh toán, các bước ở hệ thống thanh toán của thanh toán viên, Kế toán trưởng, lãnh đạo đơn vị KBNN đều tự động trên hệ thống thanh toán. Dữ liệu được chuẩn hóa và liên thông xuyên suốt từ hệ thống DVCTT (phân hệ dành cho đơn vị sử dụng ngân sách) sang hệ thống DVCTT (phân hệ dành cho người dùng của hệ thống kho bạc) và liên thông dữ liệu qua hệ thống TABMIS, hệ thống thanh toán với ngân hàng. Ở mỗi khâu liên thông, nếu có bất kỳ lỗi gì thì sẽ tự động được quay lại bước trước đó, để đảm bảo tính toàn vẹn về dữ liệu và toàn vẹn về quy trình thực hiện.
Triển khai liên thông dữ liệu năm 2021 đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhân như:
1. Giảm được một khối lượng công việc do không phải thao tác trên 2 hệ thống TABMIS và thanh toán với hệ thống ngân hàng;
2. Giảm khối lượng công việc do không phải trình chứng từ và hồ sơ nhiều vòng từ công chức lên mức kiểm soát lên mức phê duyệt theo từng chương trình ứng dụng nữa mà chỉ trình một lần; do chứng từ được chuẩn hóa liên thông dữ liệu trên 3 ứng dụng nên sẽ ngày càng chuẩn hóa được dữ liệu đầu vào từ đơn vị sử dụng ngân sách; chuẩn hóa dữ liệu từ nguồn nên đơn vị KBNN nơi giao dịch chỉ phải hoàn thiện các thông tin mà phía KBNN phải ghi trên chứng từ, giúp giảm thiểu rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ cho đội ngũ công chức kiểm soát chi của KBNN;
3. Giảm áp lực lên các hệ thống CNTT của KBNN;
4. Về khía cạnh kỹ thuật CNTT, đội ngũ công chức kỹ thuật đã được tăng cường năng lực làm chủ công nghệ tích hợp sâu để tạo đà cho sự liên thông dữ liệu cho nhiều quy trình trong giai đoạn chuyển đổi số mạnh mẽ hơn nữa.
Sự liên thông dữ liệu ban đầu không chỉ mang lại hiệu quả cho chính bản thân sự liên thông đó, mà còn là phép thử để KBNN tự tin tiếp tục hành trình lớn chuyển đổi số mà một trong những trọng tâm là liên thông dữ liệu số và quy trình số đã được định hướng trong kiến trúc tổng thể CNTT, hình thành kho bạc dựa trên dữ liệu số vào năm 2025, hướng đến hình thành Kho bạc số vào năm 2030. Cụ thể những liên thông dữ liệu số mà hệ thống KBNN dự kiến thực hiện trong năm 2022 - 2025 bao gồm:
- Liên thông dữ liệu từ hệ thống của đơn vị sử dụng ngân sách với hệ thống CNTT của KBNN;
- Liên thông dữ liệu hợp đồng điện tử và dữ liệu chi NSNN giữa hệ thống của KBNN với hệ thống đấu thầu quốc gia;
- Liên thông dữ liệu kế hoạch đầu tư công và dữ liệu chi đầu tư công giữa hệ thống của KBNN với hệ thống của Bộ Kế hoạch đầu tư;
- Liên thông dữ liệu hóa đơn điện tử từ hệ thống của Tổng cục thuế' với hệ thống của KBNN trong công tác kiểm soát chi nếu như có yêu cầu về bảng kê hóa đơn;
- Liên thông dữ liệu báo cáo tài chính nhà nước từ hệ thống của các đơn vị kế toán khu vực công với hệ thống Tổng kế toán của KBNN;
- Liên thông dữ liệu với các sở giao dịch chứng khoán và trung tâm lưu ký chứng khoán;
- Tăng cường liên thông dữ liệu thanh toán, thu NSNN với các ngân hàng.
- Đồng thời KBNN sẽ thực hiện liên thông quy trình số trong giai đoạn 2022 - 2025 bao gồm:
+ Liên thông các bước của phân bổ giao dự toán ở tất cả các đơn vị dự toán của 4 cấp ngân sách với các bước quy trình phân bổ mà cơ quan tài chính và/ hoặc cơ quan đơn vị KBNN sẽ thực hiện đầy đủ trên nền tảng số;
+ Cung cấp các dịch vụ cơ bản về giám sát hoạt động nghiệp vụ chuyên ngành KBNN dựa vào dữ liệu số: (i) Cung cấp khả năng ngăn chặn rủi ro về thẩm quyền phê duyệt giao dịch dựa trên nhận dạng khuôn mặt sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo; (ii) cung cấp khả năng cảnh báo về rủi ro cho công chức giao dịch kiểm soát chi NSNN trên cơ sở dữ liệu của các hệ thống CNTT; (iii) cung cấp dịch vụ tiện ích giám sát cơ bản về nghiệp vụ chi NSNN cho công chức thanh tra KBNN trên cơ sở dữ liệu của các hệ thống CNTT; (iv) cung cấp dịch vụ thông tin tổng thể về tình hình giao dịch về quỹ NSNN, ngân quỹ nhà nước, huy động vốn, tài chính nhà nước... phục vụ giám sát điều hành chung của KBNN;
+ Hiện đại hóa sổ cái ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN;
+ Hiện đại hóa cam kết chi theo thông lệ quốc tế và triển khai quy trình kiểm soát chi trên nền tảng số đầy đủ;
Hiện đại hóa quản lý tài khoản kho bạc tập trung tại các Hội sở chính của các hệ thống ngân hàng.
+ Liên thông, kết nối còn cho phép KBNN có những định hướng dài hơi cho giai đoạn 2026 - 2030 như: Đẩy mạnh phân tích, quản lý rủi ro nghiệp vụ thông qua ứng dụng CNTT và các thành quả công nghệ của trí tuệ nhân tạo cũng như phân tích dữ liệu lớn; triển khai tổng hợp báo cáo quyết toán theo hướng tổng hợp từ dữ liệu số từ các cơ quan liên quan; triển khai lập báo cáo tài chính nhà nước theo hướng tiếp nhận số liệu tài chính chi tiết hơn từ các đơn vị; đẩy mạnh lưu trữ điện tử đáp ứng yêu cầu của pháp luật về văn thư lưu trữ, thay thế dần cho lưu trữ truyền thống; xây dựng và triển khai kho dữ liệu tập trung; đẩy mạnh cung cấp dữ liệu mở để tạo ra nhiều giá trị cho dữ liệu số và phái sinh nhiều dịch vụ mới.
Chuyển đổi số là cuộc cách mạng nghiêng nhiều về thể chế, chính sách, quy trình hơn là cách mạng công nghệ, vì vậy cơ chế chính sách về nghiệp vụ cần phải đi trước để đảm bảo hành lang pháp lý cho quá trình xây dựng và triển khai; công nghệ dù có tiên tiến đến đâu nhưng không thể thay thế được chính sách và quy trình, chỉ có thể là nền tảng cho thực hiện chính sách và quy trình; yếu tố con người là nhân tố quyết định. Vì vậy, cần xây dựng một kế hoạch khả thi cho việc thực hiện Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2030, theo đó yếu tố thể chế, quy trình nghiệp vụ và tổ chức bộ máy, phát triển con người cần được đẩy mạnh, đẩy nhanh mới giúp cho Kho bạc tận dụng được những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang chuyển động như vũ bão./.